Mua bán Cầu nâng một trụ, Cầu nâng hai trụ ,phòng sơn sấy ôtô, thiết bị đọc lỗi hợp đen ôtô

banner
banner
banner
banner
banner
banner
Trigger
Danh mục sản phẩm
Tư vấn sản phẩm
Thống kê truy cập
Hôm Nay :
Hôm Qua:
Tuần Này :
Tháng Này:
Tất cả:

Online: 2
Lượt truy cập: 
Phòng sơn gốc nước

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN : 0961.950059

 

  1.    GII THIU V SƠN GC NƯỚC

 

phòng sơn gốc nước

 

sơn gốc nước

 

Công nghệ mới sơn gốc nước, hiện đang là xu thế chung của ngành sơn sửa chữa trên thế giới do ưu điểm vượt trội như có thành phần pha trong dung môi nước rất thân thiện với môi trường, bên cạnh đó góp phần bảo vệ sức khỏe người thợ sơn. Ở Việt Nam, các thương hiệu xe cao cấp cũng đã bắt đầu khuyến khích các Đại lý áp dụng sơn gốc nước, như hệ thống Honda, BMW, Mercedes  đã bắt buộc, hệ thống Ford, Toyota … đang khuyến khích sử dụng.

 

Sơn gốc dầu tuy có nhiều ưu điểm, nhưng trong thành phần của loại sơn này có rất nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC: Volatile Organic Compounds). VOC là một chất hữu cơ độc hại ảnh hưởng tới môi trường và người thợ sơn, do vậy công nhân làm sơn gốc dầu phải có sức khỏe tốt, chịu được mùi sơn. Về chất lượng: sơn gốc dầu dễ bị ô xi hóa làm cho sơn nhanh ngả màu, sơn thường giòn dễ bị nứt đặc biệt ở môi trường nóng ẩm bên ngoài.

 

Vậy sơn gốc nước có gì khác so với sơn gốc dầu:

 

- Thành phần bao gồm màu sơn và dung môi nước khi sử dụng, chỉ cần pha dung môi gốc nước không độc hại với tỉ lệ khiêm tốn từ 15%-20% trên 1 lít sơn màu. Khi sơn chỉ có một lượng nhỏ chất VOC thoát ra ngoài, vì vậy đảm bảo an toàn cho người thợ sơn, giảm thiểu rủi ro về cháy nổ và ít ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

 

- Sơn nước có đặc điểm lâu khô nhưng dẻo dai, chịu được nước, chịu được hóa chất, bền màu hơn sơn gốc dầu.

 

- Dễ dàng làm sạch súng  phun sơn  với nước cũng là một thế mạnh và nâng cao tuổi thọ của thiết bị. Với thiết bị phòng sơn có thể cân nhắc giảm bớt được phần khử mùi.

 

- Về công nghệ: Thành phần sơn gốc nước có dung môi là nước nên tốc độ bay hơi chậm hơn, vì vậy các phòng sơn ô tô sùng cho sơn gốc nước được thết kế bộ cấp hút có lưu lượng và tốc độ gió cao hơn, bộ sấy nhiệt cung cấp nhiệt độ cao và hiệu suất tốt hơn phòng sơn ô tô cho sơn gốc dầu

 

2. QUI TRÌNH SƠN VỚI PHÒNG SƠN GỐC NƯỚC SAIMA

 

Công đon

Mô t

Trng thái các tm và thông gió

Nhit đ các tm bc x

(0C)

Thi gian cn thiết

(phút)

Bng điu khin

Bng điu khin các tm

Chun b: có người trong phòng

Đưa xe hoặc vật cần sơn vào, che kín và làm các việc cần thiết chuẩn bị trước khi sơn.

Không bật thông gió

Cài đặt nhiệt độ ở bộ đặt nhiệt (Xem nhiệt độ tấm bức xạ). Nhấn (nút) Painting

50 ÷ 80

15÷16

Gia nhit trước khi sơn: không có người trong phòng

Công đoạn này là cần thiết để chuẩn bị cho sơn gốc nước. Trước khi bắt đầu sơn đảm bảo nhiệt độ của xe hay vật cần sơn từ 40~450C, bằng thiết bị đo nhiệt dùng tia laser.

Không bật thông gió

Cài đặt nhiệt độ ở bộ đặt nhiệt (Xem nhiệt độ tấm bức xạ). Nhấn (nút) Drying.

130 ÷ 160

 

2 ÷ 8

Sơn ln 1 (Sơn lớp cơ sở-Base coat): Có người trong phòng

Áp dụng sơn gốc nước cho xe theo phương pháp “Ướt trên ướt” và không được gián đoạn giữa các lớp sơn khác nhau.

Chọn Painting, có bật thông gió

Nhấn (nút) Stop, cài đặt nhiệt độ ở bộ đặt nhiệt (Xem nhiệt độ tấm bức xạ). Nhấn Painting.

50 ÷ 80

Tùy theo lượng sơn

Sy ln 1 (10 FLASH OFF): Không có người trong phòng

Bước trung gian, để sản phẩm khô cục bộ trước khi áp dụng sơn bóng .

Cài đặt nhiệt độ ở bộ đặt nhiệt (Xem nhiệt độ tấm bức xạ). Nhấn (nút) Drying.

130 ÷ 160

2 ÷ 8

Sơn ln 2 (Sơn bóng-Clear coat): Có người trong phòng

Sơn lớp sơn bóng cho sản phẩm đã được sơn. Sơn bóng cần phải phủ toàn bộ và không bị gián đoạn giữa các lớp khác nhau.

Nhấn (nút) Stop, cài đặt nhiệt độ ở bộ đặt nhiệt (Xem nhiệt độ tấm bức xạ). Nhấn Painting.

50 ÷ 80

 

Tùy theo lượng sơn

Sy ln 2 (20 FLASH OFF): Không có người trong phòng

Bước sấy trung gian, thực hiện trước khi sấy cuối.

Chọn Drying có thông gió cục bộ

Cài đặt nhiệt độ ở bộ đặt nhiệt (Xem nhiệt độ tấm bức xạ). Đặt thời gian sấy là tổng thời gian A+B. Nhấn (nút) Drying.

130 ÷ 160

 

(A)

2 ÷ 8

Công đon sy cui: không có người trong phòng.

Thời gian cần thiết để sấy khô sản phẩm.

150 ÷ 180 

(B)

30 ÷ 60

Làm ngui: không có người trong phòng

Là thời gian làm mát cục bộ phòng sơn để có thể vào trong đưa sản phẩm ra. Sau khi làm mát có thể tăng tốc độ làm việc bằng cách làm ướt sản phẩm bằng nước và thực hiện đánh giấy nhám, đánh bóng (nếu cần)

Bật thông gió

Tắt các tấm bức xạ

0

5 ÷ 6

 

Chú ý:

 

- Việc sử dụng các chất xúc tác chậm và dung môi mạnh được khuyên dùng.

- Để tăng tốc độ thời gian làm việc, rửa chi tiết với nước lạnh và ngay lập tức thực hiện mài nhám và đánh bóng.

- Nhiệt độ bên ngoài và độ ẩm ảnh hưởng đến các nhiệt độ cài đặt và thời gian các giai đoạn

 

 

 

Cnh báo: Cm tuyt đi cài đt nhit đ tm bc x ln hơn 80oC trong khi người vn hành đang bên trong phòng sơn.

 

Phòng sơn sấy ô tô, phòng sơn xe tải, phòng sơn xe buýt, phòng sơn nhanh ô tô